Nghệ thuật Việt Nam trong chiều dài lịch sử Nghệ_thuật_Việt_Nam

Thời Lý

Nghệ thuật Việt Nam thời Lý phản ánh chủ yếu qua kiến trúc, điêu khắcâm nhạc. Thời kỳ này ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc chùa chiền, các chùa thời này thường nằm trong một quần thể kiến trúc tại nơi có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có sự liên hệ với cộng đồng dân cư, gần làng sát nước. Âm nhạc thời kỳ này chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Chiêm Thành, sự ảnh hưởng của âm nhạc Trung Hoa cũng bắt đầu du nhập vào Đại Việt.

Thời Trần

Nghệ thuật Việt Nam thời Trần phản ánh chủ yếu qua điêu khắcâm nhạc. Điêu khắc được đánh giá khoáng đạt, khỏe khoắn hơn thời Lý thể hiện tinh thần thượng võ được phát huy qua các cuộc chiến.[1] Âm nhạc thời kỳ này chịu ảnh hưởng từ Chiêm Thành, Ấn ĐộTrung Hoa, qua các nhạc công Chiêm Thành, Nguyên Mông bị bắt được trong các cuộc chiến.[2]

Thời Lê sơ

Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ phản ánh chủ yếu qua kiến trúc, điêu khắcâm nhạc. Thời kỳ này đánh dấu sự ra đời của nền âm nhạc cung đình Việt Nam, và cũng kể từ đây âm nhạc dân gian bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cung đình, loại nhạc này bị triều đình coi là "dâm nhạc".[3]

Thời Mạc

Nghệ thuật Việt Nam thời Mạc phản ánh chủ yếu qua kiến trúcđiêu khắc. Thời kỳ này đánh dấu việc đình làng, kiến trúc Việt Nam mang nhiều nét bản địa nhất, bắt đầu có tư cách là trung tâm hành chính, sinh hoạt cộng đồng làng xã, nơi mà trước đây chỉ được dùng để nghỉ ngơi. Nghệ thuật thời kỳ này được đánh giá là vươn mạnh tới sự tả thực gần gũi nhân tính.[3]

Thời Lê trung hưng

Nghệ thuật Việt Nam thời Lê trung hưng phản ánh chủ yếu qua kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa. Trong âm nhạc, âm nhạc dân gian nở rộ trong quần chúng, trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, nhiều địa phương đã hình thành các đội hát chèo, làng hát chèo được lưu truyền đến ngày nay. Thời kỳ này, kiến trúc cung đình không có nhiều chuyển biến, nhưng trong dân gian đây được coi là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc đình làng. Hội họa thời kỳ này khá phát triển, đặc biệt là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng mang nhiều sắc thái dân tộc.[3]

Thời Nguyễn